Xử lý nước thải dệt nhuộm
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM.
Dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp, đi đầu trong phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng GDP, trong nước ta hiện nay. Bên cạnh đó môi trường nước bị ô nhiễm do ngành dệt nhuộm là một thực trạng nghiêm trọng hiện nay.
Nước thải ngành dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô nhiễm nặng, hàm lượng chất hữu cơ cao, khó phân hủy, pH dao động từ 9 – 12 do thành phần các chất tẩy. Nguồn nước thải phát sinh trong công nghệ dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất. Trong quá trình sản xuất có rất nhiều hóa chất độc hại được sử dụng để sản xuất tạo màu như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hóa… Các chất này thường có trong những ion kim loại không tan, khó phân hủy và có thể gây ô nhiễm môi trường trầm trọng trong thời gian dài, tích tụ vào cơ thể các sinh vật rồi đi vào chuỗi thức ăn gây nên các bệnh mãn tính cho người và động vật. Ngoài ra, nước thải dệt nhuộm thường có độ màu rất lớn thay đổi thường xuyên tùy thuộc từng loại thuốc nhuộm và có nhiệt độ, COD cao nên cần phải được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài.
Dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp, đi đầu trong phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng GDP, trong nước ta hiện nay. Bên cạnh đó môi trường nước bị ô nhiễm do ngành dệt nhuộm là một thực trạng nghiêm trọng hiện nay.
Nước thải ngành dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô nhiễm nặng, hàm lượng chất hữu cơ cao, khó phân hủy, pH dao động từ 9 – 12 do thành phần các chất tẩy. Nguồn nước thải phát sinh trong công nghệ dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất. Trong quá trình sản xuất có rất nhiều hóa chất độc hại được sử dụng để sản xuất tạo màu như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hóa… Các chất này thường có trong những ion kim loại không tan, khó phân hủy và có thể gây ô nhiễm môi trường trầm trọng trong thời gian dài, tích tụ vào cơ thể các sinh vật rồi đi vào chuỗi thức ăn gây nên các bệnh mãn tính cho người và động vật. Ngoài ra, nước thải dệt nhuộm thường có độ màu rất lớn thay đổi thường xuyên tùy thuộc từng loại thuốc nhuộm và có nhiệt độ, COD cao nên cần phải được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài.
I.
QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH DỆT NHUỘM.
Sau đây là một công nghệ đặc trưng để xử
lý.
Thuyết minh công nghệ:
Nước thải được thu gom đến song chắn rác để loại bỏ những tạp chất khô, sau khi loại bỏ rác, nước thải được chảy sang bể điều hòa để điều chỉnh lưu lượng và nồng độ. Ở ngay trên bể điều hòa ta dùng bơm định lượng để bơm hóa chất nhằm điều chỉnh pH về trung tính trước khi vào các công trình tiếp theo. Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ các hóa chất như phèn nhôm, polymer được châm vào bể nhằm tăng hiệu suất keo tụ. Sau đó nước thải được chảy sang ngăn tạo bông. Quá trình keo tụ tạo bông diễn ra đồng thời nhằm tạo các nhân tố có khả năng kết dính các chất bẩn trong nước ở dạng lơ lửng thành các bông cặn. Nước thải chảy sang bể lắng I nhằm tách các bông cặn hình thành ở bể tạo bông. Tiếp tục nước thải từ bể lắng I tự chảy tràn qua bể Aerotank có xáo trộn. Tại bể Aerotank quá trình sinh học hiếu khí xảy ra và được duy trì nhờ không khí cấp khí từ máy thổi khí, các VSV hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản.Tiếp đến nước thải được dẫn sang bể lắng II để lắng cặn hoạt tính, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước thải phía trên được chảy tràn qua bể tiếp xúc khử trùng bằng chlorine, nhằm tiêu diệt vi khuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn từ bể lắng II một phần sẽ được tuần hoàn về bể Aerotank nhằm duy trì lượng VSV có trong bể , số còn lại cùng với lượng bùn ở bể lắng I được bơm về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn lượng bùn lắng dưới đáy bể được bơm qua máy ép bùn để ép bùn thành các bùn khô và nước, nước này được dẫn lại về bể điều hòa.
III. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ
Ưu điểm:
Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải.
Điều khiển vận hành đơn giản, chi phí hợp lý.
Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành.
Nhược điểm:
Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn.
Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kĩ thuật.
Bùn sau quá trình xử lý cần thu gom và xử lý định kỳ.
Bài liên quan
- Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bột mì
- Xử lý nước thải nhiễm dầu
- Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
- Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện AAO&MBBR
- Xử lý nước thải rỉ rác
- Xử lý nước thải sinh hoạt tại tphcm
- Công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc
- Xử lý nước thải sản xuất gạch men
- Công nghệ xử lý nước thải làng nghề
- Nhận thiết kế hệ thống xử lý nước thải
- Xử lý nước thải mì ăn liền
- Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu