Phương pháp xử lý nước thải xi mạ
Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014
Phương pháp xử lý nước thải xi mạ
Để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa nước ta đã và đang đẩy mạnh các nghành công nghiệp nặng đặc biệt là các ngành xi mạ. Vì vậy hàng năm lương nước thải xi mạ đã tăng lên đáng kể, đây là nguồn chất ô nhiễm được đánh giá là độc hại, nếu không được xử lý cẩn thận thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đặc biệt là đời sống người dân.1. Đặc tính của nước thải xi mạ:
• Hàm lượng chất hữu cơ, BOD, COD thấp
• Nồng độ kim loại nặng và các muối vô cơ cao
• Tùy thuộc vào ngành sản xuất mà có các loại kim loại khác nhau
• Khoảng pH của nươc thải rộng
2. Các phương pháp xử lý nước thải xi mạ:
• Phương pháp kết tủa: dùng để loại bỏ kim loại nặng.
Kim loại nặng thường kết tủa với các chất có tính kiềm.
Cần chọn khoảng pH tối ưu để đạt hiệu quả kết tủa tối ưu
Lưu ý cần xử lý sơ bộ các chất gây hình thành phức ( ammonia, cyanide) cản trở quá trình kết tủa.
• Phương pháp trao đổi ion: dùng để thu hồi kim loại
Nước thải => cột trao đổi resin cation (RH mạnh) => bể xi mạ hoặc bể dự trữ
Khử các kim loại như Fe, Cr3+, Fe
Nước thải rửa => cột resin cation acid mạnh => cột resin anion kiềm mạnh
Khử kim loại Thu hồi cromate, thu nươc khoáng
Hoàn nguyên cột trao đổi cation:
Dung dịch acid => cột cation => bể lắng kết tủa kim loại =>Hồ chứa => nước thải bỏ
Dung dịch kềm
-Hoàn nguyên cột trao đổi anion:
Dung dịch NaOH => cột anion => hỗn hợp NaOH, Na2CrO4 => cột trao đổi cation => dung dịch acid H2CrO4 => bể xi mạ
• Phương pháp điện hóa: Dùng quá trình oxy hóa khử xảy ra trên các điện cực khi cho dòng điện một chiều chạy qua. Thích hợp cho nước thải có nông độ kim loại cao
• Phương pháp sinh học: Sử dụng các loài thực vật, vi sinh vật có thể sử dụng kim loại trong nước. Phương pháp này xử lý tốt với các loại nước thải có nồng độ kim loại nhỏ.
Nước thải qua SCR để loại bỏ chất thải có kích thước lớn như: gỗ,nhựa, thủy tính, kim loại .v.v để tránh ngẹt ống bảo vệ bơm. Dòng nước được ổn định lưu lượng tại bể điều hòa, dùng bơm thổi khí để hòa trộn đều dòng nước ngăn mùi hôi. Dầu nhớt nổi trên bề mặt hoặc bám với cặn lắng xuống đáy sẽ được tách ra khỏi dòng nước tại bể tách dầu và được xử lý riêng. Dòng nước tại bể phản ứng sẽ thêm acid để giảm pH 2.1-2.3 để tạo môi tường cho quá trình oxy hóa xảy ra, sau đó cung cấp FeSO4 để oxy hóa Cr6+ => CR3+. Sau đó thêm kềm vào để làm kết tủa các kim loại có trong dòng nước như Cr(OH)3, Fe(OH)3 v.v. có thể thêm chất keo tụ và chất trợ lắng để quá trình xảy ra được tốt quá trình này được xãy ra tại bể keo tụ. Tại bể lắng các bông cặn sẽ được tách khỏi dòng nước. Bùn sẽ được thu hồi và xử lý, dòng nước sạch sẽ được cho qua bể lọc để loại bỏ hoàn toàn các bông cặn khó lắng. Dòng nước sạch sẽ được thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Dòng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cột B QCVN 40:2011/BTNMT.
Công ty môi trường ngọc lân nhận tư vấn miễn phí về các hệ thống xử lý nước thải LH : 0905 555 146
Bài liên quan