Xử lý nước thải mì ăn liền
Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014
Xử lý nước thải sản xuất nhà máy mì ăn liền
Mì ăn liền hiện nay là một mặt hàng có thị trường tiêu thụ rất rộng. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm này càng mạnh sẽ kéo theo nhu cầu xử lý nước thải càng cao. Việc thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải với giá thành hợp lí, diện tích lắp đặt nhỏ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nguồn thải đạt tiêu chuẩn của nhà nước luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Đặc trưng nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền
Nguồn thải này có đặc trưng là có lượng dầu mỡ cao, nhiều chất hữu cơ, nhiều chất rắn lơ lửng… Chất hữu cơ quá nhiều có thể gây suy giảm nồng độ oxy hòa tan, lượng dầu mỡ sẽ gây cản trở sự trao đổi giữa khí và nước, chất rắn lơ lửng làm giảm mỹ quan, gây hiện tượng lắng đọng, tạo điều kiện phân hủy kị khí xảy ra, gây mùi hôi… Các hiện tượng trên sẽ gây ảnh hưởng tới các loài thủy sinh, chất lượng sống của con người, các loài động vật, và nhiều tác động khác ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Nồng độ ô nhiễm của nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền (số liệu tham khảo ở nhà máy sản xuất mì Gasaco)
Tí số BOD5/COD ≈ 0.6 nên phù hợp với quá trình xử lý sinh học.
Quy trình xử lý nước thải có thể trải qua các bước sau đây cong ty moi truong
Đầu tiên nước thải sẽ qua cụm xử lý sơ bộ, gồm các công trình xử lý cơ học như: song chắn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu, bể điều hòa và bể lắng 1. Chức năng các công trình này là bước chuẩn bị, tạo điều kiện thích hợp cho các công trình phía sau làm việc thuận lợi. Song chắn rác được đặt đầu hệ thống xử lý để loại bỏ các tạp chất thô kích thước lớn dễ gây tắc nghẽn đường ống và gây hư hỏng các loại máy bơm, ví dụ như: bao bì, giấy… Sau đó nước thải dẫn qua bể lắng cắt và bể vớt dầu, có thể kết hợp cả 2 bể này trong 1 công trình bằng cách sử dụng bể lắng ống vách nghiêng. Trong bể này, cát được tách riêng ra khỏi nước thải và vận chuyển đến sân phơi cát; còn dầu sẽ được vớt ra theo chu kì. Như vậy sẽ giảm được diện tích lắp đặt cũng như chi phí xây dựng. Ngoài ra có thể loại bỏ dầu mỡ bằng các phương pháp hóa lý. Áp dụng quá trình tuyển nổi, sục khí vào bể, dầu sẽ bám trên bề mặt bọt khí, nổi lên trên mặt nước, và dễ dàng được loại bỏ khỏi nước thải. Nước thải tiếp tục đi đến bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ. Kích thước bể điều hòa sẽ được tính toán thiết kế theo lưu lượng giờ lớn nhất. Mục đích của bể điều hòa là để tránh cho các công trình xử lý phía sau tránh bị quá tải, không để cho sự dao động của lưu lượng ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Sau khi qua bể điều hòa nước thải được dẫn đến bể lắng 1 để giảm bớt lượng chất hữu cơ, xử lý SS và một phần BOD.
Sau khi được xử lý bởi các quá trình cơ học, nước thải được xử lý ở những bậc cao hơn. Nếu lượng BOD và COD không quá cao thì không cần áp dụng quá trình xử lý sinh học kị khí, chỉ cần quá trình xử lí sinh học hiếu khí. Khi áp dụng các phương pháp xử lý sinh học cần lưu ý pH ở mức trung tính và cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho các vi sinh vật ở trong nước thải. Nhu cầu dinh dưỡng của công trình hiếu khí tích cực dựa trên tỉ lệ BOD5:N:P = 100:5:1. Nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng cần phải bổ sung thêm vào, nito được bổ sung dưới dạng muối amon, ure…photpho được bổ sung dưới dạng muối phosphate, supephosphate… Nếu áp dụng quá trình xử lý hiếu khí thì nước thải được sẽ dẫn đến bể aerotank. Tại đây chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi những vi sinh vật hiếu khí, chuyển thành sinh khối của vi sinh vật. Trong suốt quá trình vận hành cần đảm bảo cung cấp oxi liên tục. Nồng độ DO cần duy trì ở mức 1,5 đến 2 mg/l. Sinh khối của vi sinh vật kết hợp với cặn rắn lơ lửng sẽ tạo thành bông bùn hoạt tính. Nếu vận hành đúng, bông bùn hoạt tính sẽ có màu vàng nâu, có khả năng lắng tốt (SVI = 50 - 150 ml/g), và bùn sẽ được loại bỏ bằng bể lắng 2. Một phần bùn sinh ra sẽ được tuần hoàn lại để duy trì nồng độ bùn hoạt tính. Bùn dư ở bể lắng 1 và 2 được vận chuyển đến khâu xử lý bùn bao gồm một số bước như: tách nước, tạo điều kiện bùn, ép bùn... Nếu như yêu cầu nước thải đầu ra cao hơn cần phải qua khâu lọc và khử trùng, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Và nước thải xả ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm: + Thời gian xử lý nhanh.
+ Hiệu quả xử lý cao.
Nhược điểm: + Lượng bùn thải ra nhiều.
+ Tốn chi phí năng lượng cho quá trình cấp khí trong bể aerotank.
cong ty moi truong ngọc lân nhận tư vấn miễn phí về các hệ thống xử lý nước thải LH : 0905 555 146
Mì ăn liền hiện nay là một mặt hàng có thị trường tiêu thụ rất rộng. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm này càng mạnh sẽ kéo theo nhu cầu xử lý nước thải càng cao. Việc thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải với giá thành hợp lí, diện tích lắp đặt nhỏ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nguồn thải đạt tiêu chuẩn của nhà nước luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Đặc trưng nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền
Nguồn thải này có đặc trưng là có lượng dầu mỡ cao, nhiều chất hữu cơ, nhiều chất rắn lơ lửng… Chất hữu cơ quá nhiều có thể gây suy giảm nồng độ oxy hòa tan, lượng dầu mỡ sẽ gây cản trở sự trao đổi giữa khí và nước, chất rắn lơ lửng làm giảm mỹ quan, gây hiện tượng lắng đọng, tạo điều kiện phân hủy kị khí xảy ra, gây mùi hôi… Các hiện tượng trên sẽ gây ảnh hưởng tới các loài thủy sinh, chất lượng sống của con người, các loài động vật, và nhiều tác động khác ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Nồng độ ô nhiễm của nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền (số liệu tham khảo ở nhà máy sản xuất mì Gasaco)
Tí số BOD5/COD ≈ 0.6 nên phù hợp với quá trình xử lý sinh học.
Quy trình xử lý nước thải có thể trải qua các bước sau đây cong ty moi truong
Đầu tiên nước thải sẽ qua cụm xử lý sơ bộ, gồm các công trình xử lý cơ học như: song chắn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu, bể điều hòa và bể lắng 1. Chức năng các công trình này là bước chuẩn bị, tạo điều kiện thích hợp cho các công trình phía sau làm việc thuận lợi. Song chắn rác được đặt đầu hệ thống xử lý để loại bỏ các tạp chất thô kích thước lớn dễ gây tắc nghẽn đường ống và gây hư hỏng các loại máy bơm, ví dụ như: bao bì, giấy… Sau đó nước thải dẫn qua bể lắng cắt và bể vớt dầu, có thể kết hợp cả 2 bể này trong 1 công trình bằng cách sử dụng bể lắng ống vách nghiêng. Trong bể này, cát được tách riêng ra khỏi nước thải và vận chuyển đến sân phơi cát; còn dầu sẽ được vớt ra theo chu kì. Như vậy sẽ giảm được diện tích lắp đặt cũng như chi phí xây dựng. Ngoài ra có thể loại bỏ dầu mỡ bằng các phương pháp hóa lý. Áp dụng quá trình tuyển nổi, sục khí vào bể, dầu sẽ bám trên bề mặt bọt khí, nổi lên trên mặt nước, và dễ dàng được loại bỏ khỏi nước thải. Nước thải tiếp tục đi đến bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ. Kích thước bể điều hòa sẽ được tính toán thiết kế theo lưu lượng giờ lớn nhất. Mục đích của bể điều hòa là để tránh cho các công trình xử lý phía sau tránh bị quá tải, không để cho sự dao động của lưu lượng ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Sau khi qua bể điều hòa nước thải được dẫn đến bể lắng 1 để giảm bớt lượng chất hữu cơ, xử lý SS và một phần BOD.
Sau khi được xử lý bởi các quá trình cơ học, nước thải được xử lý ở những bậc cao hơn. Nếu lượng BOD và COD không quá cao thì không cần áp dụng quá trình xử lý sinh học kị khí, chỉ cần quá trình xử lí sinh học hiếu khí. Khi áp dụng các phương pháp xử lý sinh học cần lưu ý pH ở mức trung tính và cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho các vi sinh vật ở trong nước thải. Nhu cầu dinh dưỡng của công trình hiếu khí tích cực dựa trên tỉ lệ BOD5:N:P = 100:5:1. Nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng cần phải bổ sung thêm vào, nito được bổ sung dưới dạng muối amon, ure…photpho được bổ sung dưới dạng muối phosphate, supephosphate… Nếu áp dụng quá trình xử lý hiếu khí thì nước thải được sẽ dẫn đến bể aerotank. Tại đây chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi những vi sinh vật hiếu khí, chuyển thành sinh khối của vi sinh vật. Trong suốt quá trình vận hành cần đảm bảo cung cấp oxi liên tục. Nồng độ DO cần duy trì ở mức 1,5 đến 2 mg/l. Sinh khối của vi sinh vật kết hợp với cặn rắn lơ lửng sẽ tạo thành bông bùn hoạt tính. Nếu vận hành đúng, bông bùn hoạt tính sẽ có màu vàng nâu, có khả năng lắng tốt (SVI = 50 - 150 ml/g), và bùn sẽ được loại bỏ bằng bể lắng 2. Một phần bùn sinh ra sẽ được tuần hoàn lại để duy trì nồng độ bùn hoạt tính. Bùn dư ở bể lắng 1 và 2 được vận chuyển đến khâu xử lý bùn bao gồm một số bước như: tách nước, tạo điều kiện bùn, ép bùn... Nếu như yêu cầu nước thải đầu ra cao hơn cần phải qua khâu lọc và khử trùng, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Và nước thải xả ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm: + Thời gian xử lý nhanh.
+ Hiệu quả xử lý cao.
Nhược điểm: + Lượng bùn thải ra nhiều.
+ Tốn chi phí năng lượng cho quá trình cấp khí trong bể aerotank.
cong ty moi truong ngọc lân nhận tư vấn miễn phí về các hệ thống xử lý nước thải LH : 0905 555 146
Bài liên quan
- Hệ thống xử lý nước thải thủy sản
- Ứng dụng nano bạc trong xử lý nước thải ao nuôi tôm
- công nghệ xử lý nước thải xi mạ
- Công nghệ xử lý nước thải bằng bioga
- Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bột mì
- Xử lý nước thải nhiễm dầu
- Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện AAO&MBBR
- Xử lý nước thải rỉ rác
- Xử lý nước thải sinh hoạt tại tphcm
- Công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc
- Xử lý nước thải sản xuất gạch men
- Công nghệ xử lý nước thải làng nghề