Cứu hộ nhiều khỉ quý hiếm
Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014
Ngày 14/11, lãnh đạo Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình, cho hay đơn vị vừa nhận bàn giao 6 cá thể động vật quý hiếm để tiến hành cứu hộ khẩn cấp.
Các cá thể gồm ba khỉ mặt đỏ (tên khoa học là Macaca arctoides), hai khỉ mốc (Macaca assamensis) và một con trăn gấm (Python reticulatus), được bàn giao trong tình trạng sức khỏe yếu, một số bị thương ở chân, sây xát ngoài da.
6 cá thể động vật quý hiếm được bàn giao để cứu hộ khẩn cấp. Ảnh: VQG Phong Nha
Sau khi cứu hộ và chăm sóc một thời gian, đạt sức khỏe tốt, các cá thể này sẽ được thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Phong Nha.
Số động vật này là tang vật của một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, vừa bị công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) bắt giữ khi đang được vận chuyển đi tiêu thụ vào ngày 10/11.
Khỉ mặt đỏ, khỉ mốc và trăn gấm đều là những loài động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IIB theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới, các loài này đều có tên trong danh sách rất nguy cấp và sắp nguy cấp cần được bảo tồn.
Các cá thể gồm ba khỉ mặt đỏ (tên khoa học là Macaca arctoides), hai khỉ mốc (Macaca assamensis) và một con trăn gấm (Python reticulatus), được bàn giao trong tình trạng sức khỏe yếu, một số bị thương ở chân, sây xát ngoài da.
6 cá thể động vật quý hiếm được bàn giao để cứu hộ khẩn cấp. Ảnh: VQG Phong Nha
Sau khi cứu hộ và chăm sóc một thời gian, đạt sức khỏe tốt, các cá thể này sẽ được thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Phong Nha.
Số động vật này là tang vật của một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, vừa bị công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) bắt giữ khi đang được vận chuyển đi tiêu thụ vào ngày 10/11.
Khỉ mặt đỏ, khỉ mốc và trăn gấm đều là những loài động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IIB theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới, các loài này đều có tên trong danh sách rất nguy cấp và sắp nguy cấp cần được bảo tồn.
Bài liên quan
- Máy phát điện gia đình chạy bằng dầu thực vật
- Yêu cầu tạm ngừng sử dụng thuốc Cefotaxim
- Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả trong mùa lũ
- Công bố Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba
- Ông già sáng chế máy rửa ly 'made in Việt Nam'
- Cơ chế vô hiệu hóa hệ miễn dịch của virus Ebola
- Tàu điện ngầm không người lái sắp chạy ở Bắc Kinh
- Thanh Hóa: Phạt DN "đầu độc" sông Mã 320 triệu đồng
- Thùng rác gây ô nhiễm
- Siêu trăng rọi sáng khắp thế giới
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Phát hiện nhà máy xả nước gây ô nhiễm